Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Các loại hình công ty khi thành lập

Các loại hình công ty khi thành lập

    s



Thành lập doanh nghiệp
Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp đối với những người chuẩn bị thành lập công ty là một vấn đề không hề dễ dàng.
Quý khách hàng có thể tham khảo một số thông tin về các loại hình doanh nghiệp sau:
STTLoại hình công tyĐặc điểmƯu điểmHạn chế
1.Công ty hợp danh
  • Có từ 2 thành viên hợp danh trở lên, ngoài ra còn có thành viên góp vốn.
  • Các thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các trách nhiệm tài sản của công ty.
  • Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề liên quan đến công ty.
  • Nhiều thành viên có thể tham gia góp vốn.
  • Công ty có thể kết hợp được uy tín của nhiều người tạo nên uy tín của công ty.
  • Thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn sẽ tạo ra được sự tin tưởng đối với đối tác.
  • Liên đới chịu trách nhiệm vô hạn sẽ tạo ra sự rủi ro cao đối với các thành viên.
  • Không được phát hành chứng khoán để huy động vốn.
2.Công ty TNHH một thành viên
  • Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hay một tổ chức làm chủ sở hữu.
  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn đối với nghĩa vụ tài sản công ty.
  • Có tư cách pháp nhân.
  • Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định các vấn đề trong công ty.
  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.
  • Không được phát hành cổ phần nên khả năng huy động vốn thấp.
  • Không được giảm vốn điều lệ.
3.Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Có từ hai thành viên trở lên, và không vượt quá 50 thành viên.
  • Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn đối với nghĩa vụ tài sản của công ty.
  • Có tư cách pháp nhân.
  • Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn sẽ ít gây rủi ro cho các thành viên.
  • Được phát hành trái phiếu để huy động vốn.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn chặt chẽ, hạn chế sự xâm nhập của người lạ vào công ty.
  • Không có quyền phát hành cổ phần.
  •  Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn đối với nghĩa vụ tài sản nên đối tác sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự rủi ro khi hợp tác với công ty.
4.Công ty cổ phần
  • vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau (cổ phần) cho các cổ đông khác nhau với số lượng tối thiểu là 3 cổ đông.
  • Cổ đông chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản trong phạm vi phần vốn góp.
  • Cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định của pháp luật.
  • Có tư cách pháp nhân.
  • Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn: ít rủi ro cho cổ đông.
  • Cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt.
  • Có thể phát hành cổ phiếu ra công chúng nên khả năng huy động vốn cao.
  • Chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng.
  • Quyết định theo hình thức biểu quyết tạo ra sự khách quan, công bằng, hạn chế được rủi ro.
  • Số lượng thành viên không hạn chế: tổ chức, quản lý sẽ khó khăn, bộ máy cồng kềnh.
  • Chế độ kiểm tra và báo cáo tài chính chặt chẽ.
  • Dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn và tranh giành quyền lợi giữa các cổ đông.
Như vậy, theo những sự phân tích ở trên thì mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và hạn chế khác nhau. Khi thành lập công ty, quý khách hàng cần căn cứ, xem xét vào tình hình thực tế, nhu cầu cũng như khả năng tài chính để có thể lựa chọn được loại hình phù hợp nhất cho công ty của mình.
Qúy khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH VNSI VIỆT NAM
Địa chỉ: Lô 11, lk11, khu nhà Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại: 02462 543 118
Hotline: 0979 825 425 hoặc 0944 704 118
Email: vnsilaw@gmail.com           FB: VNSI Việt Nam
Hỗ trợ Zalo: 0974 833 164

0 nhận xét:

Đăng nhận xét